2S4 Tyulpan là một trong những loại pháo tự hành phổ biến nhất của quân đội Nga. Báo cáo của trang theo dõi quân sự Oryx cho biết, Moscow đã tổn thất khoảng 50 hệ thống này kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt.
Pháo binh Nga tập kích cứ điểm phòng thủ của Ukraine. Video: Sputnik
2S4 Tyulpan là súng cối tự hành 240mm từ thời Chiến tranh Lạnh, được thiết kế để tác chiến trong môi trường đô thị. "Tulip thép" dài 6,45m, rộng 3,25m, cao 3,2m, nặng 27,5 tấn, và là là súng cối tự hành duy nhất trên thế giới có cỡ nòng 240mm.
Mỗi hệ thống 2S4 Tyulpan có thể mang theo 40 viên đạn thông thường hoặc 20 viên đạn tăng tầm, đặt trong hai băng đạn kiểu trống. Đạn chính của loại vũ khí này là đạn súng cối 53-F-864 nặng 130kg. Bên cạnh đó, Tyulpan cũng có khả năng bắn đạn ZBV4 mang đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của súng cối tự hành này có thể lên tới 19,7km.
Ngày 14/9/2021, Adobe phát hành bản vá cho các lỗ hổng bảo mật của ứng dụng Adobe Framemaker trên nền tảng Windows. Trong đó, có ba lỗ hổng được phát hiện, báo cáo bởi chuyên gia Trần Văn Khang. Các lỗ hổng này đều được ghi nhận ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người dùng tại rất nhiều quốc gia bởi độ phổ biến, được sử dụng rộng rãi của ứng dụng.
Ngay sau đó, ngày 15/9, Trần Văn Khang tiếp tục được Microsoft ghi nhận việc phát hiện và cảnh báo ba lỗ hổng bảo mật mức nghiêm trọng tồn tại trong ứng dụng thuộc bộ sản phẩm Microsoft 365 Apps for Enterprise. Các lỗ hổng này cho phép tin tặc lợi dụng, chiếm quyền điều khiển thiết bị nạn nhân, truy cập vào mạng lưới của tổ chức và thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh mạng nguy hiểm, có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Trong thời gian gần ba năm làm việc tại VinCSS, chuyên gia Trần Văn Khang đều đặn nghiên cứu, phát hiện và trở thành chủ nhân của tổng cộng 27 mã CVE. Các phát hiện lỗ hổng bảo mật của Trần Văn Khang phần lớn là trong các sản phẩm thuộc các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Adobe và những phần mềm diệt virus phổ biến của Trend Micro, McAfee, Bitdefender, ESET. Các phát hiện này đã giúp các hãng công nghệ này kịp thời khắc phục và loại bỏ mối nguy hiểm đe doạ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
![]() |
Thông tin từ website Microsoft và Adobe về các lỗ hổng bảo mật do Chuyên gia Trần Văn Khang phát hiện. |
Trước đó, vào tháng 4/2019, chuyên gia Trần Văn Khang đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ bảo mật cao cấp GREM (GIAC Reverse Engineering Malware: Kỹ thuật dịch ngược mã độc) do Học viện An ninh mạng SANS (Mỹ) chứng nhận. Việc đạt chứng chỉ bảo mật này chứng minh cho năng lực và khả năng làm việc ở đẳng cấp quốc tế của chuyên gia đến từ Việt Nam bởi độ khó của kỳ thi khiến không nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật trên thế giới có thể đạt được.
Chuyên gia Việt đóng góp cho cộng đồng an ninh mạng thế giới
Trong lĩnh vực an ninh mạng, việc tìm các lỗ hổng zeroday (thuật ngữ để chỉ những lỗ hổng phần mềm hoặc phần cứng chưa được biết đến và chưa được khắc phục) được coi là đóng góp có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi các lỗ hổng này thường chưa được các chuyên gia phát triển sản phẩm đó biết đến hoặc chưa có bản vá khắc phục. Bởi vậy, các hoạt động chủ động kiểm thử, tìm hiểu để phát hiện các lỗ hổng zeroday có vai trò quan trọng giúp các tổ chức kịp thời cập nhật phiên bản mới, hoàn thiện tính bảo mật cho sản phẩm và bảo vệ người dùng khắp thế giới trước các rủi ro trên không gian mạng.
Vì tính nghiêm trọng, ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu, các lỗ hổng bảo mật trên được được công nhận khắp thế giới và được đăng tải trên hệ thống National Vulnerability Database (nvd.nist.gov) của Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST).
![]() |
Thông tin từ website Microsoft và Adobe về các lỗ hổng bảo mật do Chuyên gia Trần Văn Khang phát hiện. |
Chia sẻ về những thành tích của mình, chuyên gia Nguyễn Văn Khang (Trưởng nhóm Phân tích mã độc, Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (Tập đoàn Vingroup) cho biết: “Môi trường Internet được đảm bảo an toàn là điều kiện cốt yếu để nền kinh tế số phát triển bền vững, bởi vậy tôi rất vui, tự hào vì bản thân mình cùng các đồng nghiệp được đóng góp công sức vào quá trình ấy. Những ghi nhận của cộng đồng bảo mật trong nước và quốc tế là nguồn động lực lớn cho tôi tiếp tục cố gắng, cọ xát để có nhiều đóng góp giá trị hơn.”
Những thành tích nổi bật của Trần Văn Khang cũng như thông tin các chuyên gia bảo mật người Việt phát hiện điểm yếu trong các hệ thống lớn như Oracle, D-Link, Vmware, Microsoft đã và đang khẳng định năng lực toàn cầu của đội ngũ an ninh mạng Việt Nam.
Bên cạnh việc nghiên cứu phát triển, cung cấp các sản phẩm ra thị trường, các công ty an ninh mạng Việt Nam trong đó có VinCSS đã và đang dành nguồn lực nhằm góp phần bảo vệ nền kinh tế số, không gian mạng. Những kết quả tích cực và sự ghi nhận của cộng đồng an ninh mạng thế giới chính là động lực để các chuyên gia Việt tiếp tục nỗ lực, đóng góp các nghiên cứu giá trị trong tương lai.
CVE (Common Vulnerabilities and Exposures) là định danh chuẩn hóa cho các lỗ hổng bảo mật trên toàn cầu. CVE cung cấp các điểm tham chiếu là cơ sở để đánh giá lỗ hổng bảo mật và công cụ, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp. Hầu hết các tổ chức trên khắp thế giới đã sử dụng CVE như một tiêu chuẩn tư vấn bảo mật. CVE hiện đang được duy trì, giám sát và công bố bởi The MITRE Corporation, tổ chức uy tín nhất thế giới về việc lưu trữ danh sách các lỗ hổng bảo mật, cũng như cung cấp hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình xử lý để đảm bảo CVE phục vụ lợi ích cộng đồng." alt=""/>Chuyên gia Việt phát hiện 6 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của Microsoft, AdobeĐể đào tạo nghề cho lao động không thể chỉ trông cậy vào nỗ lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà rất cần sự vào cuộc tham gia của các doanh nghiệp. Thậm chí có thể coi là một mắt xích quan trọng.
Việc doanh nghiệp hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp giúp mở ra cơ hội cho học viên nghề có cơ hội được tiếp cận công nghệ, thực hành tay nghề với chính những kiến thức được học. Thậm chí tổ chức đào tạo khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập sau đó cho lao động.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác tốt với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn BIM, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. HCM, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, Tập đoàn Thaco Trường Hải,...
Cụ thể, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã giới thiệu 9 trường cao đẳng du lịch (Hà Nội, Hải Phòng, Thương mại và Du lịch Nghệ An, Việt Úc - Đà Nẵng, Nha Trang, TP. HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ) để đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cấp chứng chỉ sơ cấp cho người lao động đang làm việc tại Tập đoàn Mường Thanh.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã giới thiệu các trường tại Quảng Ninh đào tạo các nghề trong lĩnh vực xây dựng, du lịch để Tập đoàn BIM làm việc, hợp tác đào tạo nhân lực. Ngược lại, Tập đoàn này cũng đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho công tác huấn luyện học sinh luyện thi tay nghề thế giới.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (ngoài cùng bên trái) thăm công tác đào tạo tại cơ sở. Ảnh: Hạ Anh. |
Hay Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. HCM đã hỗ trợ 2 chuyên gia phiên dịch Nghề Mộc dân dụng và Nghề Mộc mỹ nghệ cho Hội thi tay nghề ASEAN và cam kết trao tiền thưởng cho thí sinh 2 nghề này đạt giải tại hội thi tay nghề ASEAN năm 2018. Ngược lại, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã hỗ trợ đào tạo kỹ năng dạy học cho 100 kỹ thuật viên, thợ bậc cao để làm công tác truyền nghề, hướng dẫn thực tập kỹ năng nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội này.
Ngoài ra, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã có hình thức hỗ trợ đào tạo kỹ năng dạy học 200 kỹ thuật viên, thợ bậc cao để làm công tác truyền nghề, hướng dẫn thực tập kỹ năng nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam.
Hợp tác “đặt hàng” nhân lực chất lượng cao
Sự kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng là tiền đề cho những hợp đồng đặt hàng nguồn nhân lực bài bản và chất lượng.
Các doanh nghiệp như Hoàng Long, LOD đã triển khai ký kết các hợp đồng đặt hàng với các trường cao đẳng y Hà Đông, Bạch Mai (HN), Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Huế, Hồng Đức (TP.HCM) để đào tạo gần 4.000 nhân viên chăm sóc đi làm việc theo hợp đồng tại Nhật Bản.
Hay Công ty Esuhai cũng làm việc với các trường (Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP HCM, Cao đẳng nghề TP. HCM; Cao đẳng nghề Tây Ninh; Cao đẳng Y Bình Dương và các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) về hợp tác tuyển sinh, đào tạo nghề, tiếng Nhật và định hướng việc làm sau đào tạo tại Nhật Bản.
Nhiều doanh nghiệp đã hợp tác tốt với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Ảnh minh họa: Hạ Anh. |
Các doanh nghiệp như Lacoli, LMK, IDC làm việc với các trường (Cao đẳng Giao thông vận tải TƯ 2; Cao đẳng Du lịch Hải Phòng, Cao đẳng Du lịch Hà Nội) về hợp tác tuyển sinh, đào tạo nghề, tiếng Nhật và định hướng việc làm sau đào tạo tại nước ngoài.
Công ty SULECO cũng ký kết với Trường LILAMA 2 về đưa lao động kỹ thuật cao đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn tham gia trong công tác tổ chức Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018, huấn luyện và tổ chức Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XII như Tổng công ty May 10, Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế AIC, Tập đoàn BIM, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất sơn MT. Công ty Samsung hỗ trợ huấn luyện và tham dự thi tay nghề thế giới năm 2019 nghề Thiết kế cơ khí – CAD và Cơ điện tử. Công ty Denso hỗ trợ nghề Phay CNC và Tiện CNC;…
Tuy nhiên, nếu xét trên diện rộng, phần đa sự hợp tác của các doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa cao. Tỷ lệ hợp tác của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chỉ chiếm 9,11%.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong hợp tác với doanh nghiệp thì hình thức tiếp nhận học viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến thực tập cuối khóa học được nhiều doanh nghiệp thực hiện hơn là các hình thức hợp tác khác. Tính chung chỉ có gần 5% số doanh nghiệp thực hiện, cao nhất là khối doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ có gần 14% thực hiện.
Hải Nguyên
- Hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp đã tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động. Tuy nhiên số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp hiện nay còn ít.
" alt=""/>Doanh nghiệp hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nghề